Cách trả lời câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” khi ứng tuyển việc làm tại Biên Hòa
Mục đích câu hỏi
Bạn nghĩ rằng điểm yếu lớn nhất của mình là gì? Đây là một trong những câu hỏi phổ biến thường được nhà tuyển dụng hỏi người tìm việc làm trong các cuộc phỏng vấn xin việc tại các ngành nghề việc làm Biên Hòa. Nếu bạn không biết cách trả lời, nó có thể cản trở cơ hội bước vào vòng trong của bạn. Vậy làm thế nào để bạn trả lời câu hỏi khó khăn này? Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây.
Mục đích của câu hỏi này không phải là làm bạn bối rối hoặc đưa ra cái bẫy để bạn thành thật nói với người phỏng vấn những gì bạn không giỏi mà là để hiểu rõ hơn về con người bạn và cách bạn giải quyết vấn đề. Câu hỏi cũng được đặt ra để xem bạn có phù hợp với tổ chức và công việc bạn đã ứng tuyển trên thị trường việc làm Biên Hòa hay không. Ví dụ: nếu bạn đang ứng tuyển vai trò dịch vụ khách hàng và bạn nói với người quản lý tuyển dụng rằng bạn là người không khéo giao tiếp và hay ngại ngùng, bạn rất khó có thể đảm nhận tốt công việc vì nó đòi hỏi bạn phải tiếp xúc và giao tiếp với khách hàng hàng ngày. Người phỏng vấn cũng lưu ý đến cách bạn trả lời câu hỏi này để đánh giá sự tự tin và niềm tin vào chính mình của bạn.
Cách trả lời câu hỏi
1. Hãy trung thực
Không nhất thiết bạn phải quá thành thật nói ra tất cả điểm yếu của mình, tốt hơn là bạn nên đề cập đến một điểm gì đó mà bạn có thể phát triển, cải thiện. Nói cách khác, hãy liệt kê một vài điểm yếu có thể cải thiện được mà bạn có thể khắc phục chúng theo thời gian làm việc.
2. Chọn một điểm yếu không làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc
Điều đó có nghĩa rằng điểm yếu mà bạn chọn để nói về mình nên là những điểm không ảnh hưởng trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn, nếu công việc đòi hỏi bạn phải giỏi về con số và tính toán thì bạn không nên nói rằng toán học là điểm yếu của mình. Tương tự như vậy, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quan hệ dịch vụ khách hàng, bạn không nên thú nhận mình là người thụ động và nhút nhát.
3. Hãy chắc rằng điểm yếu đó chỉ là một phần nhỏ không đáng kể
Mặc dù người tìm việc làm nên nói về điểm yếu không gây ảnh hưởng đến công việc nhưng nó phải có liên quan đến vị trí công việc và không đáng kể. Nó phải là một cái gì đó có thể được sửa chữa mà không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức. Ví dụ, nói trước công chúng là một điểm yếu mà nhiều người tìm việc làm phải cố gắng, nhưng đó là điều có thể được cải thiện qua thực tiễn hành động.
4. Sử dụng Kỹ thuật STAR
Khi nói về điểm yếu của bạn các trong cuộc phỏng vấn trên thị trường việc làm Biên Hòa, bạn nên cân nhắc sử dụng phương pháp STAR như sau:
• Tình huống: Giải thích bối cảnh của ví dụ (chẳng hạn như nói trước mọi người tại nơi làm việc)
• Nhiệm vụ: Xác định rõ mục tiêu của bạn là gì (để trình bày vấn đề dễ hiểu trước một nhóm người đông đảo)
• Hành động: Mô tả các hành động bạn đã thực hiện để cải thiện điểm yếu của mình (chẳng hạn như tham gia các lớp đào tạo, khóa học kỹ năng, luyện tập…)
• Kết quả: Đề cập đến kết quả (ví dụ: hiện tại bạn đã cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi thuyết trình trước mọi người).
5. Đề cập đến những gì bạn đã thực hiện để khắc phục điểm yếu bản thân
Điều quan trọng là liệt kê các biện pháp bạn đã thực hiện để giải quyết những vấn đề khó khăn mình gặp phải để đạt được sự tiến bộ. Có nhiều cách để cải thiện và khắc phục điểm yếu của bạn bao gồm tham gia các hội thảo, khóa học đào tạo, tham gia hoạt động tình nguyện, nhận thêm nhiệm vụ…
Bạn có thể tham khảo các câu trả lời được liệt kê dưới đây và vận dụng dựa trên hoàn cảnh cụ thể và kinh nghiệm cá nhân của mình, không nên sao chép:
• Tôi không giỏi lắm trong việc ước lượng, xác định thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ, đặc biệt là khi tôi dành nhiều thời gian để cân nhắc cẩn thận từng chi tiết một cách tốt nhất. Điều đó dẫn đến lãng phí thời gian trong khi tôi có thể phân bổ chúng cho các dự án quan trọng hơn. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã bắt đầu sử dụng các ứng dụng quản lý thời gian, đặt kế hoạch làm việc cụ thể chi tiết hơn để giúp tôi thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và sắp xếp lịch làm việc của mình một cách hiệu quả.
• Tôi nghĩ rằng nói trước công chúng là điểm yếu lớn nhất của mình tại nơi làm việc. Mặc dù tôi rất thoải mái khi nói chuyện trước một nhóm nhỏ nhưng tôi thường trở nên lo lắng khi được yêu cầu trình bày trước đám đông. Để thử thách bản thân và cải thiện kỹ năng thuyết trình, tôi đã đăng ký vào một lớp học kỹ năng diễn thuyết trước công chúng và luyện tập thường xuyên, tôi cũng mạnh dạn tình nguyện trình bày bất cứ khi nào có cơ hội. Hiện tại, tôi đã trở nên thoải mái và tự tin hơn rất nhiều, thậm chí tôi đã nhận được phản hồi tích cực sau bài thuyết trình cuối cùng của mình về đề tài ABC.
Những sai lầm cần tránh
1. Từ chối trả lời câu hỏi
Con người không có ai hoàn hảo, bạn không nên nói rằng mình không thể nghĩ ra bất kỳ điểm yếu nào của bản thân hoặc bạn chẳng có điểm yếu nào. Câu trả lời này thể hiện rằng bạn chưa hiểu rõ về bản thân, có điều gì đó muốn che giấu và nó cho thấy bạn đã không chuẩn bị đủ tốt cho cuộc phỏng vấn.
2. Làm nổi bật một điểm yếu
Một vấn đề khác bạn có thể gặp phải khi trả lời câu hỏi này là khi bạn nói ra một điểm yếu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn. Ví dụ, bằng cách nói: thức dậy sớm vào buổi sáng là cả một khó khăn đối với tôi và tôi thường bị muộn giờ làm 5-10 phút. Thật không nên nói ra điều này vì chúng chỉ cho thấy kỹ năng quản lý thời gian của bạn còn kém. Điều này sẽ khiến các nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về khả năng thực hiện tốt công việc của bạn.
Mặc dù lo lắng là tâm lý chung của người tìm việc làm trong suốt các cuộc phỏng vấn trong các ngành nghề nói chung và thị trường việc làm Biên Hòa nói riêng, nhưng điều cần thiết là bạn phải chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Nó sẽ giúp bạn tự tin và cũng như đảm bảo rằng bạn thể hiện bản thân một cách tốt nhất có thể.