Danh mục: Kiếm Việc

Thư Bảo Lãnh Là Gì? Nội Dung Của Thư Bảo Lãnh

Trong các hợp đồng dân sự được ký kết, việc xảy ra rủi ro do bên thực hiện nghĩa vụ không có khả năng chi trả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bên có quyền. Do đó để bảo đảm được quyền lợi của bên có quyền, pháp luật đã đưa ra các quy định về bảo lãnh và cho phép bên thứ ba đứng ra chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa vụ. Văn bản thể hiện cam kết này được gọi là thư bảo lãnh. Vậy thực chất thư bảo lãnh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Thư bảo lãnh là gì?

Việc người thứ ba có thể là cá nhân, pháp nhân (bên bảo lãnh) cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ dân sự thay cho người có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) trong trường hợp đã hết thời hạn nhưng bên được bảo lãnh vẫn chưa thực xong nghĩa vụ của mình với người có quyền (bên nhận bảo lãnh) được gọi là bảo lãnh.

Việc bảo lãnh cần phải được chứng minh bằng văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Văn bản cam kết bảo lãnh được gọi là thư bảo lãnh. Thư bảo lãnh chỉ có thể thỏa thuận và phát huy hiệu lực khi bên được bảo lãnh hoàn toàn mất khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Thư bảo lãnh được thực hiện soạn thảo bởi các nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm, am hiểu pháp lí, và mỗi loại bảo lãnh thường có một mẫu riêng.

  • Nội dung của thư bảo lãnh

Tên và địa chỉ của các bên tham gia: cần phải ghi rõ ràng, chính xác, đầy đủ để tránh xảy ra rủi ro sau này; những bên tham gia bao gồm người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh.

Ngày phát hành văn bản thư bảo lãnh, thông tin về hợp đồng gốc và nghĩa vụ trả nợ gốc lẫn lãi.

Số tiền bảo lãnh: là số tiền tối đa mà bên bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm không vượt quá mức tối đa này cho dù tổn có thể lớn hơn số tiền bảo lãnh. Số tiền này vừa được ghi bằng số và bằng chữ và thống nhất với nhau.

Các điều kiện về thực hiện bảo lãnh: trước khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên bảo lãnh cần kiểm tra tính xác thực của các chứng từ được xuất trình.

Thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh: khoảng thời gian này được xác định từ ngày phát hành thư bảo lãnh cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh.

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ trong thư bảo lãnh.

Các biện pháp để bên nhận bảo lãnh giải quyết vấn đề khi bên được bảo lãnh không thực hiện trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh.

Những nội dung và quy định khác được các bên tham gia thỏa thuận ký kết.

  • Các quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh

Có quyền nhận hoặc không nhận đề nghị cấp bảo lãnh, đề nghị cơ quan bên trên thực hiện xác nhận khoản tiền bảo của mình cho bên được bảo lãnh.

Yêu cầu các bên tham gia khác cung cấp các hồ sơ, tài liệu, thông tin về tài sản và việc thẩm định bảo lãnh tài sản bảo đảm. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, thu phí bảo lãnh, lãi suất, lãi suất phạt nhằm bảo đảm an toàn và quyền lợi cho bên bảo lãnh, đồng thời tác động lên ý thức trách nhiệm của bên khách hàng đề nghị bảo lãnh.

Có thể ngừng thực hiện nghĩa vụ khi thư bảo lãnh hết hiệu lực hoặc yêu cầu của bên nhận bảo lãnh không đúng quy định trong cam kết bảo lãnh.

Bên bảo lãnh có quyền ghi nợ cho bên được bảo lãnh ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Có quyền đâm đơn kiện lên cơ quan cấp cao hơn khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã cam kết trong thư bảo lãnh.

Bài viết trên đã tìm hiểu kỹ những kiến thức để trả lời cho câu hỏi thư bảo lãnh là gì? cùng với những nội dung được đề cập trong thư bảo lãnh và những quyền cần biết về bên bão lãnh. Hy vọng những kiến thức cơ bản này có thể giúp bạn thực hiện tốt những nghĩa vụ tài chính của mình.

Categories: Kiếm Việc

Những câu hỏi hay nên hỏi nhà tuyển dụng

Khoảng thời gian ngồi đối diện với nhà tuyển dụng có thể sẽ khiến bạn lo lắng, bồn chồn và không nói nên lời. Đây là tâm lý chung của nhiều người tìm việc, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Để giúp các bạn an tâm và tự tin hơn, bài viết sau sẽ tập hợp những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, hãy cùng tham khảo để biết mình nên hỏi gì và trở nên tự tin hơn nhé.

Các câu hỏi tìm hiểu về công ty

Trước khi phỏng vấn, điều bạn cần làm chính là tìm hiểu kỹ về công ty. Việc này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo để ứng phó các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hơn thế nữa, bạn cũng sẽ dễ dàng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trước khi kết thúc cuộc nói chuyện.

Các câu hỏi đặt ra cần cho thấy bạn là người quan tâm đến công việc. Vậy những câu nào nên hỏi:

Công ty mình có kế hoạch phát triển nào gần đây không? Thế mạnh của công ty là gì? Công ty chú trọng đến điều gì? Mình có những kế hoạch phát triển lâu dài nào? Công ty có các bộ phận nào? Các phòng ban bao nhiêu người? Mỗi phòng chịu trách nhiệm gì? Tôi sẽ làm việc ở bộ phận nào và với ai?

Ngoài ra, trong lúc phỏng vấn câu chuyện sẽ tiếp diễn không theo khuôn mẫu nhất định nào, thế nên tùy vào tình huống phát sinh mà bạn có thể hỏi thêm những câu liên quan. Điều quan trọng là chúng ta tạo bầu không khí nói chuyện thoải mái, hòa hợp và đối đáp tự nhiên khi được hỏi.

Các câu hỏi tìm hiểu về công việc

Vị trí việc làm là điểm quan trọng bạn chắc chắn phải hỏi. Điều này để thể hiện rằng bạn quan tâm đến công việc và còn vì lợi ích của bạn. Khi tìm hiểu cặn kẽ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt và thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất.

Vì thế bạn hãy lên một danh sách những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng như: Trách nhiệm của tôi ở vị trí này? Tôi cần có những yếu tố nào để đáp ứng yêu cầu công việc? Những áp lực nào tôi sẽ phải đối mặt? Sắp tới phòng mình có những kế hoạch nào? Nếu được nhận tôi cần chuẩn bị những gì cho chiến lược sắp tới?

Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi những câu khác như: Hiệu quả công việc sẽ được đánh giá như thế nào? Bộ phận tôi tham gia có những thế mạnh gì? Môi trường làm việc có những cạnh tranh nào? Công ty sẽ những chính sách đặc biệt nào không? Phòng mình sẽ tạo điều kiện nào cho tôi làm việc?…

Có thể trong lúc trò chuyện, nhà tuyển dụng đã đưa ra thông tin cho một số câu hỏi trên đây. Do đó, hãy chú ý ghi nhớ và tránh hỏi điều đã được giải đáp. Đồng thời nên tránh đặt câu hỏi theo kiểu yêu cầu hay ra lệnh.

Điều nên hỏi trước khi kết thúc phỏng vấn

Kết thúc buổi phỏng vấn sẽ có những dấu hiệu để bạn nhận biết là mình đã được nhận hay chưa. Nếu đã đoán được phần nào kết quả, thì bạn hãy thể hiện sự hứa hẹn của mình bằng cách đặt những câu hỏi như: Công ty mình quy định giờ giấc làm việc như thế nào? Có những hạn chế gì không? Tôi sẽ chờ kết quả phỏng vấn bao lâu? Tôi có thể đợi mail và điện thoại của anh/chị? Nếu được nhận tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ gửi anh/chị sớm được không?…

Bên cạnh đó, bạn có thể  nói thêm một vài mong muốn, niềm đam mê với công việc này để nhà tuyển dụng hiểu và họ sẽ cho rằng bạn chân thành và nghiêm túc. Nhưng bạn cũng nên mềm mỏng trong việc thể hiện và nên nhớ rằng, chúng ta tìm việc chứ không xin việc.

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng có rất nhiều bạn nên chắt lọc kỹ trước khi trình bày. Thời gian phỏng vấn có hạn, do đó cần đưa ra thứ tự ưu tiên và trình bày ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng. Làm được điều này, bạn sẽ ghi trọn điểm với nhà tuyển dụng – là dấu hiệu của một cuộc phỏng vấn thành công.

Categories: Kiếm Việc

Cách trả lời phỏng vấn thông minh giúp nâng cao cơ hội tìm được việc

Khi phỏng vấn tìm việc thì điều quan trọng nhất là gì? Khi được các nhà tuyển dụng đặt câu hỏi bạn phải trả lời như thế nào? Không những thế các bạn còn phải trả lời như thế nào cho hay, cho thật ấn tượng. Nếu bạn chưa biết cách thì bài viết sau sẽ giúp bạn giải tỏa mọi trở ngại. Hãy dành thời xem qua để biết cách trả lời phỏng vấn thông minh nhất nhé!

Cách trả lời phỏng vấn thông minh bằng những thông tin cụ thể

Bạn phải đối mặt với nhà tuyển dụng cả giờ đồng hồ để trao đổi thông tin công việc, vì vậy bạn cần vượt qua những căng thẳng để giữ tinh thần thoải mái trả lời các câu hỏi một cách thông minh nhất. Bạn sẽ làm được điều này nếu chuẩn bị trước các câu hỏi sau:

  • Bạn đã từng làm ở đâu? Bạn có kinh nghiệm gì về công việc này?

Nếu bạn đã từng đi làm thì bạn có thể nêu một vài thông tin về công việc ở công ty cũ. Tuy nhiên bạn chỉ nên đề cập đến công việc rằng mình muốn học hỏi thêm kiến thức, trau dồi những kinh nghiệm, kỹ năng. Tránh đề cập đến vấn đề cá nhân, hay nêu những quan điểm đánh giá không tốt về công ty cũ của mình.

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể nêu những hiểu biết về công việc qua tìm hiểu thông tin trước đó. Thể hiện ý chí phấn đấu muốn làm và chịu học hỏi khi được hướng dẫn.

  • Công việc sẽ gặp những áp lực, liệu bạn có thể giải quyết tốt không?

Bạn đừng vội hoang mang khi nghe phải câu hỏi này. Bạn có thể trả lời thoải mái như: “Bất kể công việc nào cũng có khó khăn và áp lực riêng của nó, em có thể cố gắng làm tốt vai trò của mình. Nếu công ty cho em cơ hội để phát huy em sẽ chăm chỉ học hỏi”…

  • Bạn có những thế mạnh gì để đáp ứng yêu cầu của công việc?

Mỗi công việc đều có những yêu cầu riêng và mỗi cá nhân sẽ có những ưu điểm thích hợp để thực hiện. Tuy nhiên bạn đừng nên phô trương quá những ưu điểm của mình, mà hãy nói thật chân thành và hứa hẹn mình sẽ làm tốt. Bạn có thể nói: “Em có một số điểm mạnh ở lĩnh vực này. Nhưng vẫn còn hạn chế ở một số điểm và em sẽ cố gắng thay đổi tốt hơn để đáp ứng những gì công việc cần”…

  • Bạn có kế hoạch gì trong vài năm tới?

Khó nói trước những công việc trong tương lai sẽ ra sao. Nhưng điều quan trọng là bạn phải cho nhà tuyển dụng biết mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Các bạn có thể trình bày ngắn gọn những dự định và nhấn mạnh rằng hiện tại mình muốn học hỏi tốt chuyên môn cho bản thân. Qua đó tạo ra lợi ích cho công ty, bất cứ những gì công việc yêu cầu mình sẽ cố gắng làm tốt.

Cách trả lời phỏng vấn thông minh qua ngôn ngữ trình bày

Cách sử dụng ngôn ngữ cũng rất đáng để bạn lưu ý khi phỏng vấn. Ngôn ngữ là nghệ thuật giúp kết nối với nhà tuyển dụng, không những thế nếu biết cách dùng từ bạn sẽ biến bầu không khí phỏng vấn trở nên thoải mái, phấn khởi hơn.

Ngôn ngữ cần ngắn gọn, súc tích: Trả lời nhanh những câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách đầy đủ xung quanh những vấn đề được hỏi. Tránh lạc đề, dông dài dùng những từ ngữ địa phương khó hiểu.

Ngôn ngữ tự nhiên, phóng khoáng: Thể hiện phong thái tự tin và trả lời các câu hỏi nhẹ nhàng, cởi mở sẽ tạo cảm giác gần gũi tự nhiên hơn. Nhưng bạn nên cẩn thận tránh khoáng đạt quá mức, hoặc dùng từ bình dân thiếu chuyên nghiệp.

Cách trả lời phỏng vấn thông minh qua ngữ điệu lời nói

Điều chỉnh tốc độ nói nhanh chậm thích hợp. Không nên nói nhanh hay nuốt chữ thể hiện bản thân quá mức bằng việc nói nhiều và nhanh. Ngược lại, bạn cũng không nên nói chậm rãi làm người nghe chờ đợi câu chuyện của bạn. Điều chỉnh âm lượng vừa phải lúc nhẹ nhàng lúc nhấn mạnh.

Giọng điệu tự nhiên tránh điệu đà hay cộc lốc. Tiếng nói phát ra của mỗi người là khác nhau mang âm hưởng riêng biệt. Tuy nhiên cùng lời nói nhiều người nói rất dễ nghe, nhưng trái lại có một số người khi phát ra nghe rất gắt gỏng. Bởi thế bạn cần tập cho mình cách nói hay dễ đi vào lòng người.

Trước khi phỏng vấn xin việc bạn hãy chuẩn bị tốt mọi thứ cho hoàn hảo, hãy lưu ý cả những chi tiết nhỏ như: ánh mắt, tư thế ngồi, cách bắt tay, đi đứng… Đây là những vấn đề không liên quan đến công việc, tuy nhiên điều đó thể hiện tính cách con người bạn. Bên cạnh đó, áp dụng những cách trả lời phỏng vấn thông minh được nêu trên bạn sẽ đạt được thành công như mong đợi.