Thư Bảo Lãnh Là Gì? Nội Dung Của Thư Bảo Lãnh
Trong các hợp đồng dân sự được ký kết, việc xảy ra rủi ro do bên thực hiện nghĩa vụ không có khả năng chi trả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bên có quyền. Do đó để bảo đảm được quyền lợi của bên có quyền, pháp luật đã đưa ra các quy định về bảo lãnh và cho phép bên thứ ba đứng ra chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa vụ. Văn bản thể hiện cam kết này được gọi là thư bảo lãnh. Vậy thực chất thư bảo lãnh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
- Thư bảo lãnh là gì?
Việc người thứ ba có thể là cá nhân, pháp nhân (bên bảo lãnh) cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ dân sự thay cho người có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) trong trường hợp đã hết thời hạn nhưng bên được bảo lãnh vẫn chưa thực xong nghĩa vụ của mình với người có quyền (bên nhận bảo lãnh) được gọi là bảo lãnh.
Việc bảo lãnh cần phải được chứng minh bằng văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Văn bản cam kết bảo lãnh được gọi là thư bảo lãnh. Thư bảo lãnh chỉ có thể thỏa thuận và phát huy hiệu lực khi bên được bảo lãnh hoàn toàn mất khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Thư bảo lãnh được thực hiện soạn thảo bởi các nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm, am hiểu pháp lí, và mỗi loại bảo lãnh thường có một mẫu riêng.
- Nội dung của thư bảo lãnh
Tên và địa chỉ của các bên tham gia: cần phải ghi rõ ràng, chính xác, đầy đủ để tránh xảy ra rủi ro sau này; những bên tham gia bao gồm người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh.
Ngày phát hành văn bản thư bảo lãnh, thông tin về hợp đồng gốc và nghĩa vụ trả nợ gốc lẫn lãi.
Số tiền bảo lãnh: là số tiền tối đa mà bên bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm không vượt quá mức tối đa này cho dù tổn có thể lớn hơn số tiền bảo lãnh. Số tiền này vừa được ghi bằng số và bằng chữ và thống nhất với nhau.
Các điều kiện về thực hiện bảo lãnh: trước khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên bảo lãnh cần kiểm tra tính xác thực của các chứng từ được xuất trình.
Thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh: khoảng thời gian này được xác định từ ngày phát hành thư bảo lãnh cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh.
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ trong thư bảo lãnh.
Các biện pháp để bên nhận bảo lãnh giải quyết vấn đề khi bên được bảo lãnh không thực hiện trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh.
Những nội dung và quy định khác được các bên tham gia thỏa thuận ký kết.
- Các quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
Có quyền nhận hoặc không nhận đề nghị cấp bảo lãnh, đề nghị cơ quan bên trên thực hiện xác nhận khoản tiền bảo của mình cho bên được bảo lãnh.
Yêu cầu các bên tham gia khác cung cấp các hồ sơ, tài liệu, thông tin về tài sản và việc thẩm định bảo lãnh tài sản bảo đảm. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, thu phí bảo lãnh, lãi suất, lãi suất phạt nhằm bảo đảm an toàn và quyền lợi cho bên bảo lãnh, đồng thời tác động lên ý thức trách nhiệm của bên khách hàng đề nghị bảo lãnh.
Có thể ngừng thực hiện nghĩa vụ khi thư bảo lãnh hết hiệu lực hoặc yêu cầu của bên nhận bảo lãnh không đúng quy định trong cam kết bảo lãnh.
Bên bảo lãnh có quyền ghi nợ cho bên được bảo lãnh ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Có quyền đâm đơn kiện lên cơ quan cấp cao hơn khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã cam kết trong thư bảo lãnh.
Bài viết trên đã tìm hiểu kỹ những kiến thức để trả lời cho câu hỏi thư bảo lãnh là gì? cùng với những nội dung được đề cập trong thư bảo lãnh và những quyền cần biết về bên bão lãnh. Hy vọng những kiến thức cơ bản này có thể giúp bạn thực hiện tốt những nghĩa vụ tài chính của mình.