Check out là gì? Check out được sử dụng ở đâu?
Check out là một cụm từ khá quen thuộc và phổ biến hiện nay. Check out được sử dụng nhiều trong khách sạn, sân bay và những địa điểm bán hàng. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người thắc mắc check out là gì? Check out được sử dụng trong những trường hợp nào? Bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết này nhé!
Check out là gì?
Trước hết, để hiểu check out là gì, bạn cần phải hiểu ý nghĩa của từng từ. Theo đó, check có nghĩa là kiểm tra, kiểm soát lại mọi thứ, out mang ý nghĩa là bên ngoài. Vậy check out có nghĩa là kiểm tra và tiến hành thanh toán các chi phí trước khi bạn rời đi khỏi một địa điểm kinh doanh nào đó. Tuy nhiên, tùy vào mỗi môi trường mà check out được sử dụng với những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Check out được sử dụng ở đâu?
Check out trong mua hàng
Check out trong mua hàng là xem xét lại chất lượng hàng hóa và thanh toán hóa đơn trước khi rời khỏi cửa hàng. Ngoài ra, trong mua hàng, check out còn được hiểu là quét mã vạch để biết được tất cả những thông tin của sản phẩm như: nguồn gốc, nhà sản xuất, hạn sử dụng, giá bán…Qua đó, bạn có thể nắm vững được thông tin hàng hóa và quyết định có mua hàng hay không.
Theo đó, mỗi hệ thống check out ở cửa hàng sẽ bao gồm: phần mềm quản lý cả hệ thống, máy quét mã vạch, máy tính, máy in mã vạch…
Check out trong khách sạn
Check out là một từ ngữ được sử dụng khá phổ biến trong khách sạn. Thông thường, bạn sẽ làm các thủ tục check out ở quầy lễ tân. Check out tại khách sạn được thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần chờ đợi vài phút là hoàn tất thủ tục.
Đầu tiên, sau khi yêu cầu trả phòng, bạn sẽ được nhân viên kiểm tra thông tin. Họ sẽ báo với bộ phận khác kiểm tra phòng, đảm bảo phòng không bị mất mát và hư hỏng. Tiếp theo, nhân viên sẽ kiểm tra xem bạn có sử dụng những dịch vụ nào khác tại khách sạn hay không. Nhân viên sẽ đưa cho bạn một hóa đơn tổng tất cả dịch vụ bạn đã sử dụng trong suốt quá trình lưu trú tại khách sạn.
Bạn sẽ nhận hóa đơn và kiểm tra lại thông tin có chính xác hay không. Tiến hành thanh toán các dịch vụ mà mình đã sử dụng. Bạn sẽ nhận lại giấy tờ tùy thân và đồ đạc đã gửi khi lưu trú.
Nếu bạn di chuyển xa thì có thể nhờ lễ tân tìm kiếm phương tiện như taxi, xe thuê cho bạn. Cuối cùng, nhân viên lễ tân sẽ chào tạm biệt khách hàng và kết thúc thủ tục check out.
Check out trong doanh nghiệp
Không chỉ được sử dụng phổ biến trong khách sạn, check out cũng được sử dụng nhiều ở một số doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sử dụng check out để kiểm soát chất lượng cũng như số lượng sản phẩm bán ra mỗi ngày. Tất cả quy trình check out của doanh nghiệp đều phải diễn ra chặt chẽ và nghiêm ngặt đảm bảo kiểm soát chính xác hàng hóa cũng như doanh thu, lợi nhuận mỗi ngày, mỗi tháng.
Bên cạnh đó, thủ tục check out còn giúp doanh nghiệp lưu trữ đơn hàng một cách dễ dàng như tên khách hàng, đơn hàng, giá tiền, sản phẩm …Tất cả những thông tin của người mua đều được chuyển về cơ sở dữ liệu và bảo mật bởi bộ phận bán hàng. Không những vậy, đối với những website thương mại điện tử, thủ tục check out giúp tìm kiếm nguồn hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Check out tại sân bay
Check out tại sân bay có nghĩa là bạn sẽ thực hiện các quy trình thủ tục trước khi rời khỏi sân bay. Sau khi xuống sân bay, bạn sẽ làm thủ tục hải quan để nhập cảnh (nếu bay quốc tế) và lấy hành lý ký gửi. Bạn sẽ đến nơi làm thủ tục nhập cảnh, trình hộ chiếu/visa cho nhân viên để đóng dấu và một số giấy tờ liên quan. Ngoài ra, ở một số quốc gia, bạn sẽ phải điền một vài mẫu đơn về thông tin cá nhân trước khi được nhập cảnh.
Thông qua những thông tin trên, có lẽ bạn đã hiểu được check out là gì cũng như check out được sử dụng trong những lĩnh vực nào. Qua đó, bạn sẽ biết cách áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.