Mô Tả Công Việc Nhân Viên IT

Bạn là một sinh viên đang theo học chuyên ngành công nghệ thông tin ở một trường đại học nào đó, có lẽ không ít bạn thắc mắc rằng sau này ra trường bạn sẽ làm công việc gì, làm việc ở đâu, như thế nào. Bài viết mô tả công việc nhân viên IT sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn.

  1. Vị trí, vai trò nhân viên IT

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học và kĩ thuật, mạng lưới internet ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu, ngành công nghệ thông tin trở thành công cụ hỗ trợ đắt lực cho công tác quản trị, hoạch định. Những sản phẩm công nghệ thông tin giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp.

Vì vậy công nghệ thông tin đã và đang trở thành ngành cần nhiều nguồn nhân lực. Những nhân viên có trình độ chuyên môn cao là những ứng cử viên sáng giá cho các đợt tuyển dụng nhân viên IT.

Các cá nhân theo chuyên ngành công nghệ thông tin công việc của họ gắn với việc xử lý dữ liệu thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ máy tính, bảo mật thông tin hệ thống, an toàn thông tin,…

  • Kỹ năng của nhân viên IT

Ngoài trình độ chuyên môn giỏi, để trở thành một chuyên viên IT thì mỗi cá nhân cần trang bị cho mình một số kỹ năng sau:

Kỹ năng sử dụng công nghệ thành thạo và cập nhật công nghệ mới nhất

Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp

Kỹ năng về mạng

  • Mô tả công việc nhân viên IT
    • Nhân viên IT Manager

Phổ biến các yêu cầu, nhiệm vụ được giao cho cấp dưới.

Quản lý phòng ban, đưa ra các sáng kiến về mảng công nghệ thông tin cho cấp trên.

Chủ động tổ chức, tham gia các buổi đào tạo phát triển phần mềm, công nghệ thông tin cho nhân viên. Đề xướng, đưa ra các ý kiến về chiến lược và các phần mềm công nghệ thông tin cho giám đốc nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.

Phân công, sắp xếp công việc cho cấp dưới, lãnh đạo và xử lí các công việc liên quan đến quản lí dữ liệu.

Xây dựng hệ thống máy chủ, mạng internet,camera,…Sửa chữa hệ thống nội bộ, khắc phục các sự cố mạng.

Có trách nhiệm trong hệ thống Server chủ, giám sát các phần mềm ứng dụng của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hệ thống website công ty, đảm bảo duy trì hệ thống cơ sở vật chất, mạng công nghệ thông tin cho các đơn vị, công ty.

  • Nhân viên IT Support

Xử lí các vấn đề máy tính, internet, e-mail,…và các rắc rối liên quan đến truy cập mạng, phần mềm, đường truyền trong công ty.

Quản lí hệ thống trang chủ công ty, xác định các vấn đề về yêu cầu của người sử dụng phần mềm cá nhân, mạng và tìm cách giải quyết chúng.

Hỗ trợ trong cài đặt cho người dùng cuối các phần cứng máy tính để bàn, thiết bị ngoại vi, hệ thống cáp, mạng nội bộ và các thiết bị mạng như hub, switch.

  • Nhân viên IT Network

Cập nhật, cài đặt và xử lý các vấn đề mạng kết nối, thiết bị phần cứng, phần mềm. Nâng cấp các bản hỗ trợ cần thiết cho Windows Server, Firewall,…

Hỗ trợ người dùng cuối, xử lý các vấn đề máy tính, sự cố mạng, thiết bị công nghệ.

Sử dụng và vận hành hệ thống mạng LAN, đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật và các biện pháp phòng chống. Giám sát và nâng cấp hệ thống theo yêu cầu công ty.

  • Nhân viên IT phần mềm

Tham gia cài đặt, cải tiến hệ thống ứng dụng phần mềm và các cơ sở dữ liệu.

Nghiên cứu, đánh giá kỹ thuật khả năng ứng dụng phần mềm, các giải pháp phần mềm.

Hỗ trợ công tác quản lý website cho công ty, đào tạo cách sử dụng phần mềm sau khi đã nâng cấp.

  • Nhân viên IT khách sạn

Kiểm soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến internet, wifi, hoạt động của các hệ thống hạ tầng khách sạn, các thiết bị kiểm soát dữ liệu thông tin.

Hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên cách sử dụng phần mềm công nghệ. Luôn tìm kiếm ý tưởng, cải tiến phần mềm để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Mỗi ngành nghề đều có một đặc thù riêng, những thuận lợi cũng như khó khăn, nhưng nếu chúng ta biết kiên trì, học hỏi thì sẽ thành công. Do đó các bạn cần có cái nhìn tổng quát về ngành nghề đang theo đuổi cũng như nắm chắc những công việc cần làm ngay từ bây giờ. Một số mô tả công việc nhân viên IT trên đây mong rằng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cả về kỹ năng, kiến thức cũng như tâm lý khi đi làm.

Categories: 0