Payment Method Là Gì? Các Phương Thức Thanh Toán Hiện Nay

Công nghệ ngày càng phát triển, thanh toán điện tử trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta. Do đó các thuật ngữ liên quan cũng xuất hiện nhiểu và phổ biến hơn, payment menthod là một trong số đó. Vậy để hiểu sâu hơn về payment menthod là gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

  1. Payment method là gì?

Payment method có nghĩa tiếng Việt là phương thức thanh toán, đây là nghĩa ghép của hai từ payment (thanh toán) và method (phương thức, cách thức). Thuật ngữ này diễn tả cách thức mà người mua dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ trong cuộc giao dịch nào đó thông qua thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng hay chuyển khoản.

  • Các phương thức thanh toán hiện nay
    • Trả tiền mặt khi giao hàng

Đây là hình thức thanh toán mà người mua hàng sử dụng tiền mặt để mua một hàng hóa nào đó. Hình thức này cơ bản và phổ biến nhiều năm qua vì đảm bảo hàng tận tay tới người tiêu dùng, họ được xem và kiểm tra chất lượng hàng hóa sau đó mới thanh toán. Tuy nhiên, phương thức này tồn tại một số hạn chế như mức độ an toàn không cao, dễ mất bị mất trộm,… Xã hội phát triển ngày càng hiện đại hơn, các phương thức thanh toán mới cũng xuất hiện theo và được khuyến khích sử dụng như thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản,…

  • Thanh toán bằng thẻ

Hình thức thanh toán bằng thẻ chỉ cần một vài thao tác đơn giản có thể dễ dàng thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng nhất với nhà cung cấp ở mọi lúc mọi nơi. Nếu mua sắm hàng hóa dịch vụ tại các siêu thị hay các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn lớn thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng hình thức quẹt thẻ để thanh toán tại máy POS và nhân viên sẽ trừ đúng số tiền mua hàng của bạn như trong hóa đơn và việc thanh toán bằng thẻ hoàn toàn không tốn phí cho chủ thẻ.

  • Thanh toán qua cổng

Cổng thanh toán điện tử được hiểu đơn giản là kênh trung gian có thể kết nối người mua, người bán với các kênh thanh toán như ngân hàng, các ví điện tử giúp khách hàng thực hiện các thủ tục thanh toán hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ hay thanh toán tiền điện, tiền nước,… Hình thức này không cần phải quan tâm đến thông tin về tài khoản ngân hàng của bên cung cấp, khách hàng chỉ đơn giản điền thông tin của mình và xác nhận thanh toán là xong.

Ví dụ: Khi bạn mua hàng online trên website adidas, thay vì nhận hàng rồi thanh toán bằng tiền mặt, bạn có thể thanh toán ngay qua tài khoản ngân hàng của mình. Việc điền thông tin tài khoản trên website sẽ giúp cổng thanh toán thực hiện giao dịch, trừ đi số tiền bạn đã mua với phí giao dịch trong tài khoản ngân hàng của bạn.

  • Thanh toán bằng ví điện tử

Với hình thức thanh toán bằng ví điện tử, khách hàng phải tải ứng dụng ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart,… về thiết bị di động có kết nối internet, từ đó có thể dễ dàng thanh toán online cho các giao dịch trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.

Một số ví điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay: Mobivi, Payoo, VnMart, net Cash – PayNet, MoMo, ZaloPay, AirPay, Viettel Pay, VTC Pay,…

  • Thanh toán bằng thiết bị di động thông minh

Hầu như ai cũng đều sở hữu cho mình một chiếc smartphone có thể kết nối với internet, do đó hình thức thanh toán này khá ưa chuộng và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Khi ra ngoài, khách hàng không cần mang theo nhiều tiền mặt mà vẫn dễ dàng mua sắm thoải mái bằng cách thanh toán thông qua điện thoại di động thông minh với dịch vụ Mobile Banking.

  • Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng

Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng có thể thực hiện thông qua ATM hoặc trực tiếp tại các ngân hàng, bên mua hàng sẽ chuyển tiền của mình sang tài khoản của bên bán có giá trị bằng hàng hóa đặt mua trước khi nhận được hàng. Hình thức này ít được sử dụng hơn do mang tính rủi ro cao và tốn thời gian của bên mua.

Như đã tìm hiểu ở trên về payment method là gì cũng như các phương thức thanh toán đang được sử dụng hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn lựa chọn được phương thức thanh toán thích hợp với bản thân nhất. 

Categories: 0

Capital Goods Là Gì? Phân Biệt Consumer Goods Và Capital Goods

Chúng ta đã nghe rất nhiều về tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng trong quá trình sản xuất và vận hành nền kinh tế. Nhưng chưa chắc đã hiểu rõ về bản chất Capital Goods là gì, chưa phân biệt được giữa Capital Goods và Consumer Goods. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này qua bài viết dưới đây.

  1. Khái niệm

Capital Goods được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tư liệu sản xuất. Đây là một khái niệm được nhắc đến trong nền kinh tế chính trị Mác – Lê Nin nói về tài sản hữu hình của một doanh nghiệp dùng để sản xuất ra sản phầm sau đó sẽ được bán cho doanh nghiệp thứ hai sử dụng vào dịch vụ tiêu dùng, sản xuất hàng hóa. Capital Goods có tài sản hữu hình như là máy móc, thiết bị, tòa nhà, công cụ và phương tiện dùng để tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, Capital Goods thường tồn tại lâu, thời gian bào mòn kéo dài.

Ví dụ về Capital Goods: Cơ sở vật chất như tòa nhà, văn phòng, nội thất, thiết bị, máy móc, thiết bị máy tính, xe cộ được sở hữu và sử dụng bởi doanh nghiệp. Dụng cụ đàn, trống được các nhạc sĩ sử dụng. Các thứ như vật dụng trang trí, dụng làm bếp trong nhà hàng được đầu bếp sử dụng.

  • Đặc điểm Capital Goods

Capital Goods là những vật phẩm hữu hình được tạo ra bởi con người. Các sản phẩm được tạo ra từ các vật phẩm khác nhưng các vật phẩm được tìm trong thế giới tự nhiên nên không được coi là tư liệu sản xuất, mà được gọi là nguyên liệu thô. Thông thường, tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sản xuất và được doanh nghiệp khác mua dùng để sản xuất hàng hóa,… Ngoài ra, nếu người tiêu dùng mua nhưng dùng cho mục đích lợi ích cá nhân thì không được xem là tư liệu sản xuất nữa. Đặc biệt, tư liệu sản xuất được sử dụng trong thời gian dài và không thể dùng hết ngay trong quá trình sản xuất.

  • Phân loại Capital Goods

Capital Goods không bắt buộc là tài sản cố định, có thể là thiết bị, máy móc sản xuất và ngành công nghiệp điện tử công nghiệp sản xuất có nhiều loại thiết bị là Capital Goods. Tư liệu sản xuất này gồm máy lắp ráp, dây dẫn điện, mặt nạ có khả năng làm sạch không khí và hệ thống hình ảnh kỹ thuật số có độ phân giải cao.

Capital Goods được sản xuất dùng bán cho các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như nhạc cụ dùng chơi nhạc được các nhạc sĩ sử dụng, các loại màu sơn để tô, vẽ được các họa sĩ dùng, các nhà tạo mẫu tóc dùng tông đơ để cắt tóc… là một vài tư liệu sản xuất mà các nhà cung cấp dịch vụ sẽ mua từ doanh nghiệp.

Capital Goods cốt lõi là một tư liệu sản xuất không bao gồm máy bay hay hàng hóa được sản xuất dùng cho Bộ Quốc phòng như quân phục trong quân đội và súng trường tự động.

  • Phân Biệt Consumer Goods và Capital Goods

Consumer Goods theo tiếng Việt là hàng hóa tiêu dùng là sản phẩm được người mua cuối cùng để sử dụng, được triển khai sản xuất dựa trên sản phẩm của tư liệu sản xuất. Consumer Goods được khách hàng mua với mục đích sử dụng cho cá nhân, còn Capital Goods thì được mua để sử dụng tạo ra sản phẩm khác chẳng hạn là Consumer Goods. Các doanh nghiệp sản xuất mua tư liệu sản xuất, sau đó tạo ra hàng hóa bán cho người tiêu dùng. Nên hàng hóa tiêu dùng đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng, tư liệu sản xuất cũng thỏa mãn người tiêu dùng gián tiếp. Doanh nghiệp sẽ định giá tư liệu sản xuất còn hàng hóa tiêu dùng được quy định giá theo nhà cung cấp. Ngoài ra, tư liệu sản xuất là sản phẩm đầu tư cuối cùng thì hàng hóa tiêu dùng là để sử dụng cuối cùng. Ví dụ như củ cà rốt nếu bạn mua về để ép nước bán thì là Capital Goods còn nếu mua về dùng cho cá nhân thì được xem là Consumer Goods.

Qua tìm hiểu và các ví dụ ở bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ được Capital Goods là gì, đặc điểm và phân loại Capital Goods cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa Capital Goods và Consumer Goods.

Categories: 0

Third Party Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm của Thirt Party

Hiện nay rất nhiều người hay doanh nghiệp lựa chọn giao dịch với bên thứ ba theo nền tảng kỹ thuật số thay vì giao dịch trực tiếp.  Không phải ai cũng nắm rõ về giao dịch với bên thứ ba có ảnh hưởng như thế nào. Nên chúng ta cùng tìm hiểu Third Party là gì, đặc điểm và ưu điểm, nhược điểm của Third Party. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ.

  1. Khái niệm

Third Party được hiểu theo nghĩa là bên thứ ba là một người thứ ba, một cá nhân, tổ chức có liên quan đến một người hay nhóm nào đó ngoài hai người tham gia giao dịch. Bên thứ ba có thể tham gia quá trình soạn thảo theo thỏa thuận hoặc có nhiệm vụ như phương tiện trao đổi người mua thanh toán chuyển tiếp cho người bán. Nhưng không phải là người chính tham gia đến thỏa thuận, pháp lý.

  • Ví dụ về giao dịch Thirt Partd

Trong lĩnh vực bất động sản bên thứ ba có thể là công ty ký quỹ, quá trình hoạt động trung lập thu nhập tài liệu và tiền khi giao dịch thành công diễn ra người mua và người bán. Trong ngành bảo hiểm bên thứ ba được xem như người môi giới bảo hiểm, tiếp thị cho người cần mua khi tăng khách hàng mua bảo hiểm sẽ nhận được tiền hoa hồng tương ứng từ nhà cung cấp bảo hiểm. Khi công nghệ phát triển theo nền tảng kỹ thuật số giao dịch bên thứ ba qua thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, chủ nợ tìm kiếm một bên thứ ba có nhiệm vụ thu nợ để bên nợ trả theo thỏa thuận nếu bên nợ không đảm bảo thanh toán theo thời hạn.

  • Đặc điểm của Third Party

Third Party được dùng để giảm rủi ro của doanh nghiệp qua các giao dịch. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường phải đối mặt khi mới gia nhập ngành với nhiều khó khăn, vì trên thị trường hiện có nhiều doanh nghiệp lớn đang dẫn đầu cạnh tranh. Nhờ chiếm ưu thế về thời gian các doanh nghiệp lớn còn không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, văn phòng. Để có thể cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng đi thuê ngoài các chức năng trên như giải pháp để gia tăng thị phần trên thị trường. Cải thiện được chi phí hoạt động thương mại, cơ sở hạ tầng, tiếm kiệm tiền bạc và thời gian, hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả, hạn chế rủi ro, ít phụ thuộc vào thủ công. Ngoài ra, báo cáo thuế của nhà đầu tư cũng tốt hơn, giảm được chi phí hoạt động, quy định tính tuân thủ cao.

  • Ưu điểm và nhược điểm của Third Party

Kinh nghiệm

Ưu điểm: Bên thứ ba thường chuyên bên công việc họ làm, có nhiều mối quan hệ, nguồn lực hỗ trợ và dày năm kinh nghiệm. Thuê bên thứ ba để giải quyết công việc hiệu quả tốt ngang với chi phí bỏ ra.

Nhược điểm: Phải lựa chọn bên thứ ba phù hợp với thị trường đang cần.

Giảm bớt áp lực

Ưu điểm: Phân chia trách nhiệm cho các thành viên được giảm đáng kể nhờ việc thuê bên thứ ba, giảm áp lực công việc cho nhân viên và dự án có sự quan tâm đảm bảo thành công.

Nhược điểm: Khi quyết định thuê bên thứ ba thì dự án được hoàn thành theo tiêu chuẩn của bạn và theo sự hướng dẫn của bên thứ ba, nếu dự án cần nhiều hướng dẫn và kiến thức nội bộ công ty, thì nên thực hiện trong công ty và không có sự can thiệp bên thứ ba.

Tiếm kiệm thời gian và chi phí

Ưu điểm: Trong công ty nhân viên có thể làm việc đa nhiệm, thực hiện nhiều nhiệm vụ, nên thuê bên thứ ba tiếm kiệm được thời gian hoàn thành nhanh dự án và có thể tiếp tục triển khai các dự án khác. Dự án hoàn thành nhanh hơn thời gian quy định, có thể tốn chi phí cho bên thứ ba nhưng rút ngắn thời gian lao động cho dự án tạo ra được lợi ích tài chính sớm hơn. Như vậy, có thể chi phí thuê bên thứ ba đắt hơn nhưng công ty nhận lại được lợi ích từ dự án sớm hơn và có thời gian tiếp tục các dự án khác.

Trên đây, bài viết đã cho bạn biết Third Party là gì và đặc điểm, ưu nhược điểm của Thirt Party. Bạn đã được hiểu rõ hơn về bên thứ ba để có thể đưa ra quyết định lựa chọn bên thứ ba phù hợp cho công việc của bạn thành công hơn.

Categories: 0

Act Of God Là Gì? Cách Sử Dụng Act Of God Trong Tiếng Anh

Act of god là thuật ngữ tiếng Anh, nó có nghĩa là thiên tai, là những việc bất ngờ không lường trước được do thiên nhiên gây ra như động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán,… Tuy nhiên, Act of god cũng còn một nghĩa khác, đó là hành động của chúa. Để hiểu Act of god là gì cũng như cách sử dụng cụm từ này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

  1. Khái niệm

Act of god có nghĩa tiếng Việt là thiên tai, còn gọi là thảm họa tự nhiên. Cụm từ này diễn tả một sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, có thể gây thiệt hại đến môi trường và con người, vật chất. Ví dụ như lũ lụt, hạn hán, sạt lỡ đất, phun trào núi lửa, động đất, sóng thần,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ở các lĩnh vực khác nhau mà cụm từ Act of god sẽ mang những ý nghĩa khác nhau, ví dụ ở lĩnh vực kinh doanh, trong các hợp đồng thì Act of god nghĩa là bất khả kháng.

  • Cách sử dụng cụm từ Act of god trong tiếng Anh

Act of god là một danh từ, do đó vị trí của cụm từ này có thể làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ cho câu tùy theo ngữ cảnh khi nói chuyện và ý nghĩa mà người nói muốn diễn đạt.

Act of god làm chủ ngữ:

The act of god cause many houses to be destroyed, trees and crops damaged (thiên tai gây khiến cho nhiều căn nhà bị tàn phá, cây cối hoa màu bị hư hại).

Act of god bring about environmental, financial, and even life and health damages (Thiên tai đem tới những sự thiệt hại về môi trường, tài chính, thậm chí là cả tính mạng, sức khỏe của mỗi người).

Act of god làm tân ngữ:

We just experienced an act of god, they ruined everything for us (Chúng tôi vừa trải qua một trận thiên tai, chúng hủy hoại hết mọi thứ của chúng tôi).

Act of god làm bổ ngữ:

These earthquakes, tsunamis, floods are acts of god that damage the economy and people become poorer (động đất, sóng thần, lũ lụt là những thiên tai làm tổn thất cho nền kinh tế và con người trở nên nghèo nàn hơn).

  • Một số khái niệm liên quan đến Act of god

Earthquake (động đất): Động đất diễn ra khi có một sự dịch chuyển bất thường của vỏ Trái Đất với những tần số dao động khác nhau có thể khác biệt về mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân của động đất chủ yếu là do sự đứt gãy các mảng kiến tạo hoặc do hoạt động của núi lửa, kích nổ bom nguyên tử và thử hạt nhân. Các trận động đất không chỉ gây thiệt hại cho con người mà còn tác động đến cảnh quan môi trường tự nhiên.

Drought (hạn hán): Hạn hán là hiện tượng thiếu nước trầm trọng trong một thời gian dài (nhiều tháng hay nhiều năm) tại một khu vực nào đó. Nguyên nhân gây hạn hán chủ yếu là do thời tiết bất thường, lượng mưa tại khu vực đó ở dưới mức trung bình. Hạn hán gây thiệt hại lớn lên hệ sinh thái và nông nghiệp, gây tổn hại nền kinh tế địa phương và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân tại khu vực đó.

Tsunami (Sóng thần): là một loạt các đợt sóng liên tiếp xảy ra với một thể tích nước khổng lồ di chuyển chớp nhoáng. Động đất ngầm là nguyên nhân chính gây ra sóng thần, ngoài ra núi lửa trào, hay tác động do va chạm thiên thạch, các vụ nổ lớn… cũng sẽ tạo nên sóng thần ở các mức độ khác nhau. Sức tàn phá của sóng thần lớn hơn hẳn các thiên tai khác, cuốn trôi và nhấn chìm tất cả mọi thứ chúng đi qua.

Flood (Lũ lụt): Lũ lụt hình thành do những cơn mưa lớn kéo dài, hoặc do vỡ đê, tràn đê, hệ thống giao thông ngăn cản dòng chảy,… Nước chảy với tốc độ và khối lượng lớn gây ngập lụt tại nơi chúng đi qua trong thời gian dài gọi là lũ lụt, nó gây thiệt hại về nhà cửa, cây cối, hoa màu, lũ quét có thể dẫn đến sạt lỡ, xói mòn đất đá.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Act of god là gì, cách sử dụng cụm từ này và một vài thông tin liên quan. Ứng dụng vào những hoàn cảnh khác nhau để sử dụng cụm từ này sao cho thích hợp. Chúc bạn thành công!

Categories: 0

Thư Bảo Lãnh Là Gì? Nội Dung Của Thư Bảo Lãnh

Trong các hợp đồng dân sự được ký kết, việc xảy ra rủi ro do bên thực hiện nghĩa vụ không có khả năng chi trả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bên có quyền. Do đó để bảo đảm được quyền lợi của bên có quyền, pháp luật đã đưa ra các quy định về bảo lãnh và cho phép bên thứ ba đứng ra chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa vụ. Văn bản thể hiện cam kết này được gọi là thư bảo lãnh. Vậy thực chất thư bảo lãnh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Thư bảo lãnh là gì?

Việc người thứ ba có thể là cá nhân, pháp nhân (bên bảo lãnh) cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ dân sự thay cho người có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) trong trường hợp đã hết thời hạn nhưng bên được bảo lãnh vẫn chưa thực xong nghĩa vụ của mình với người có quyền (bên nhận bảo lãnh) được gọi là bảo lãnh.

Việc bảo lãnh cần phải được chứng minh bằng văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Văn bản cam kết bảo lãnh được gọi là thư bảo lãnh. Thư bảo lãnh chỉ có thể thỏa thuận và phát huy hiệu lực khi bên được bảo lãnh hoàn toàn mất khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Thư bảo lãnh được thực hiện soạn thảo bởi các nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm, am hiểu pháp lí, và mỗi loại bảo lãnh thường có một mẫu riêng.

  • Nội dung của thư bảo lãnh

Tên và địa chỉ của các bên tham gia: cần phải ghi rõ ràng, chính xác, đầy đủ để tránh xảy ra rủi ro sau này; những bên tham gia bao gồm người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh.

Ngày phát hành văn bản thư bảo lãnh, thông tin về hợp đồng gốc và nghĩa vụ trả nợ gốc lẫn lãi.

Số tiền bảo lãnh: là số tiền tối đa mà bên bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm không vượt quá mức tối đa này cho dù tổn có thể lớn hơn số tiền bảo lãnh. Số tiền này vừa được ghi bằng số và bằng chữ và thống nhất với nhau.

Các điều kiện về thực hiện bảo lãnh: trước khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên bảo lãnh cần kiểm tra tính xác thực của các chứng từ được xuất trình.

Thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh: khoảng thời gian này được xác định từ ngày phát hành thư bảo lãnh cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh.

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ trong thư bảo lãnh.

Các biện pháp để bên nhận bảo lãnh giải quyết vấn đề khi bên được bảo lãnh không thực hiện trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh.

Những nội dung và quy định khác được các bên tham gia thỏa thuận ký kết.

  • Các quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh

Có quyền nhận hoặc không nhận đề nghị cấp bảo lãnh, đề nghị cơ quan bên trên thực hiện xác nhận khoản tiền bảo của mình cho bên được bảo lãnh.

Yêu cầu các bên tham gia khác cung cấp các hồ sơ, tài liệu, thông tin về tài sản và việc thẩm định bảo lãnh tài sản bảo đảm. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, thu phí bảo lãnh, lãi suất, lãi suất phạt nhằm bảo đảm an toàn và quyền lợi cho bên bảo lãnh, đồng thời tác động lên ý thức trách nhiệm của bên khách hàng đề nghị bảo lãnh.

Có thể ngừng thực hiện nghĩa vụ khi thư bảo lãnh hết hiệu lực hoặc yêu cầu của bên nhận bảo lãnh không đúng quy định trong cam kết bảo lãnh.

Bên bảo lãnh có quyền ghi nợ cho bên được bảo lãnh ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Có quyền đâm đơn kiện lên cơ quan cấp cao hơn khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã cam kết trong thư bảo lãnh.

Bài viết trên đã tìm hiểu kỹ những kiến thức để trả lời cho câu hỏi thư bảo lãnh là gì? cùng với những nội dung được đề cập trong thư bảo lãnh và những quyền cần biết về bên bão lãnh. Hy vọng những kiến thức cơ bản này có thể giúp bạn thực hiện tốt những nghĩa vụ tài chính của mình.

Categories: Kiếm Việc

Mô Tả Công Việc Nhân Viên IT

Bạn là một sinh viên đang theo học chuyên ngành công nghệ thông tin ở một trường đại học nào đó, có lẽ không ít bạn thắc mắc rằng sau này ra trường bạn sẽ làm công việc gì, làm việc ở đâu, như thế nào. Bài viết mô tả công việc nhân viên IT sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn.

  1. Vị trí, vai trò nhân viên IT

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học và kĩ thuật, mạng lưới internet ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu, ngành công nghệ thông tin trở thành công cụ hỗ trợ đắt lực cho công tác quản trị, hoạch định. Những sản phẩm công nghệ thông tin giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp.

Vì vậy công nghệ thông tin đã và đang trở thành ngành cần nhiều nguồn nhân lực. Những nhân viên có trình độ chuyên môn cao là những ứng cử viên sáng giá cho các đợt tuyển dụng nhân viên IT.

Các cá nhân theo chuyên ngành công nghệ thông tin công việc của họ gắn với việc xử lý dữ liệu thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ máy tính, bảo mật thông tin hệ thống, an toàn thông tin,…

  • Kỹ năng của nhân viên IT

Ngoài trình độ chuyên môn giỏi, để trở thành một chuyên viên IT thì mỗi cá nhân cần trang bị cho mình một số kỹ năng sau:

Kỹ năng sử dụng công nghệ thành thạo và cập nhật công nghệ mới nhất

Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp

Kỹ năng về mạng

  • Mô tả công việc nhân viên IT
    • Nhân viên IT Manager

Phổ biến các yêu cầu, nhiệm vụ được giao cho cấp dưới.

Quản lý phòng ban, đưa ra các sáng kiến về mảng công nghệ thông tin cho cấp trên.

Chủ động tổ chức, tham gia các buổi đào tạo phát triển phần mềm, công nghệ thông tin cho nhân viên. Đề xướng, đưa ra các ý kiến về chiến lược và các phần mềm công nghệ thông tin cho giám đốc nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.

Phân công, sắp xếp công việc cho cấp dưới, lãnh đạo và xử lí các công việc liên quan đến quản lí dữ liệu.

Xây dựng hệ thống máy chủ, mạng internet,camera,…Sửa chữa hệ thống nội bộ, khắc phục các sự cố mạng.

Có trách nhiệm trong hệ thống Server chủ, giám sát các phần mềm ứng dụng của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hệ thống website công ty, đảm bảo duy trì hệ thống cơ sở vật chất, mạng công nghệ thông tin cho các đơn vị, công ty.

  • Nhân viên IT Support

Xử lí các vấn đề máy tính, internet, e-mail,…và các rắc rối liên quan đến truy cập mạng, phần mềm, đường truyền trong công ty.

Quản lí hệ thống trang chủ công ty, xác định các vấn đề về yêu cầu của người sử dụng phần mềm cá nhân, mạng và tìm cách giải quyết chúng.

Hỗ trợ trong cài đặt cho người dùng cuối các phần cứng máy tính để bàn, thiết bị ngoại vi, hệ thống cáp, mạng nội bộ và các thiết bị mạng như hub, switch.

  • Nhân viên IT Network

Cập nhật, cài đặt và xử lý các vấn đề mạng kết nối, thiết bị phần cứng, phần mềm. Nâng cấp các bản hỗ trợ cần thiết cho Windows Server, Firewall,…

Hỗ trợ người dùng cuối, xử lý các vấn đề máy tính, sự cố mạng, thiết bị công nghệ.

Sử dụng và vận hành hệ thống mạng LAN, đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật và các biện pháp phòng chống. Giám sát và nâng cấp hệ thống theo yêu cầu công ty.

  • Nhân viên IT phần mềm

Tham gia cài đặt, cải tiến hệ thống ứng dụng phần mềm và các cơ sở dữ liệu.

Nghiên cứu, đánh giá kỹ thuật khả năng ứng dụng phần mềm, các giải pháp phần mềm.

Hỗ trợ công tác quản lý website cho công ty, đào tạo cách sử dụng phần mềm sau khi đã nâng cấp.

  • Nhân viên IT khách sạn

Kiểm soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến internet, wifi, hoạt động của các hệ thống hạ tầng khách sạn, các thiết bị kiểm soát dữ liệu thông tin.

Hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên cách sử dụng phần mềm công nghệ. Luôn tìm kiếm ý tưởng, cải tiến phần mềm để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Mỗi ngành nghề đều có một đặc thù riêng, những thuận lợi cũng như khó khăn, nhưng nếu chúng ta biết kiên trì, học hỏi thì sẽ thành công. Do đó các bạn cần có cái nhìn tổng quát về ngành nghề đang theo đuổi cũng như nắm chắc những công việc cần làm ngay từ bây giờ. Một số mô tả công việc nhân viên IT trên đây mong rằng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cả về kỹ năng, kiến thức cũng như tâm lý khi đi làm.

Categories: 0

Check out là gì? Check out được sử dụng ở đâu?

Check out là một cụm từ khá quen thuộc và phổ biến hiện nay. Check out được sử dụng nhiều trong khách sạn, sân bay và những địa điểm bán hàng. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người thắc mắc check out là gì? Check out được sử dụng trong những trường hợp nào? Bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết này nhé!

Check out là gì?

Trước hết, để hiểu check out là gì, bạn cần phải hiểu ý nghĩa của từng từ. Theo đó, check có nghĩa là kiểm tra, kiểm soát lại mọi thứ, out mang ý nghĩa là bên ngoài. Vậy check out có nghĩa là kiểm tra và tiến hành thanh toán các chi phí trước khi bạn rời đi khỏi một địa điểm kinh doanh nào đó. Tuy nhiên, tùy vào mỗi môi trường mà check out được sử dụng với những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Check out được sử dụng ở đâu?

Check out trong mua hàng

Check out trong mua hàng là xem xét lại chất lượng hàng hóa và thanh toán hóa đơn trước khi rời khỏi cửa hàng. Ngoài ra, trong mua hàng, check out còn được hiểu là quét mã vạch để biết được tất cả những thông tin của sản phẩm như: nguồn gốc, nhà sản xuất, hạn sử dụng, giá bán…Qua đó, bạn có thể nắm vững được thông tin hàng hóa và quyết định có mua hàng hay không.

Theo đó, mỗi hệ thống check out ở cửa hàng sẽ bao gồm: phần mềm quản lý cả hệ thống, máy quét mã vạch, máy tính, máy in mã vạch…

Check out trong khách sạn

Check out là một từ ngữ được sử dụng khá phổ biến trong khách sạn. Thông thường, bạn sẽ làm các thủ tục check out ở quầy lễ tân. Check out tại khách sạn được thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần chờ đợi vài phút là hoàn tất thủ tục.

Đầu tiên, sau khi yêu cầu trả phòng, bạn sẽ được nhân viên kiểm tra thông tin. Họ sẽ báo với bộ phận khác kiểm tra phòng, đảm bảo phòng không bị mất mát và hư hỏng. Tiếp theo, nhân viên sẽ kiểm tra xem bạn có sử dụng những dịch vụ nào khác tại khách sạn hay không. Nhân viên sẽ đưa cho bạn một hóa đơn tổng tất cả dịch vụ bạn đã sử dụng trong suốt quá trình lưu trú tại khách sạn.

Bạn sẽ nhận hóa đơn và kiểm tra lại thông tin có chính xác hay không. Tiến hành thanh toán các dịch vụ mà mình đã sử dụng. Bạn sẽ nhận lại giấy tờ tùy thân và đồ đạc đã gửi khi lưu trú.

Nếu bạn di chuyển xa thì có thể nhờ lễ tân tìm kiếm phương tiện như taxi, xe thuê cho bạn. Cuối cùng, nhân viên lễ tân sẽ chào tạm biệt khách hàng và kết thúc thủ tục check out.

Check out trong doanh nghiệp

Không chỉ được sử dụng phổ biến trong khách sạn, check out cũng được sử dụng nhiều ở một số doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sử dụng check out để kiểm soát chất lượng cũng như số lượng sản phẩm bán ra mỗi ngày. Tất cả quy trình check out của doanh nghiệp đều phải diễn ra chặt chẽ và nghiêm ngặt đảm bảo kiểm soát chính xác hàng hóa cũng như doanh thu, lợi nhuận mỗi ngày, mỗi tháng.

Bên cạnh đó, thủ tục check out còn giúp doanh nghiệp lưu trữ đơn hàng một cách dễ dàng như tên khách hàng, đơn hàng, giá tiền, sản phẩm …Tất cả những thông tin của người mua đều được chuyển về cơ sở dữ liệu và bảo mật bởi bộ phận bán hàng. Không những vậy, đối với những website thương mại điện tử, thủ tục check out giúp tìm kiếm nguồn hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Check out tại sân bay

Check out tại sân bay có nghĩa là bạn sẽ thực hiện các quy trình thủ tục trước khi rời khỏi sân bay. Sau khi xuống sân bay, bạn sẽ làm thủ tục hải quan để nhập cảnh (nếu bay quốc tế) và lấy hành lý ký gửi. Bạn sẽ đến nơi làm thủ tục nhập cảnh, trình hộ chiếu/visa cho nhân viên để đóng dấu và một số giấy tờ liên quan. Ngoài ra, ở một số quốc gia, bạn sẽ phải điền một vài mẫu đơn về thông tin cá nhân trước khi được nhập cảnh.

Thông qua những thông tin trên, có lẽ bạn đã hiểu được check out là gì cũng như check out được sử dụng trong những lĩnh vực nào. Qua đó, bạn sẽ biết cách áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Categories: 0

Sư Phạm Mầm Non Thi Khối Nào?

Từ xưa đến nay, ngành giáo dục luôn là ngành mang sứ mệnh cao cả vì nó liên quan đến tương lai của cả thế hệ. Đó là lí do vì sao mà các bậc nhà giáo luôn được xã hội kính trọng, tôn vinh. Có thể nói, giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên của con em chúng ta, tạo nền tảng cho con đường học vấn sau này của những đứa trẻ ấy. Và ngày nay, công việc này cũng được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học vì nhu cầu ngày càng tăng. Và nếu bạn thực sự muốn theo đuổi nghề giáo viên mầm non thì hãy cùng tìm hiểu xem sư phạm mầm non thi khối nào để giúp bản thân có những định hướng học tập đúng đắn.

  1. phạm mầm non thi khối nào?

Không chỉ riêng trường sư phạm mà bất kỳ trường nào mà thí sinh muốn đăng ký theo học thì đều phải tốt nghiệp trường trung học phổ thông đồng thời chọn ngành, khối thi. Và ngành sư phạm mầm non sẽ có hai khối để các bạn lựa chọn là khối C và khối M, khối C gồm ba môn: Văn- Sử- Địa và khối M thì gồm ba môn: Toán- Văn- Năng Khiếu, riêng phần năng khiếu chia làm ba phần nhỏ là đọc, kể chuyện diễn cảm.

Với các môn như Toán, Văn, Sử, Địa thì các thí sinh đăng ký vào ngành giáo viên mầm non sẽ tiến hành thi chung và lấy điểm xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT Quốc gia, còn môn năng khiếu sẽ được tổ chức thi riêng theo thông báo của từng nhà trường. Với môn năng khiếu thì các thí sinh nên có sự chuẩn bị, đầu tư về phục trang, nội dung biểu diễn thật kỹ càng và các bạn có thể lựa chọn cho mình các tiết mục hát hoặc múa… để tham dự phần thi năng khiếu này.

  • Học sư phạm mầm non được đào tạo những kỹ năng gì?
    • Bình tĩnh

Một giáo viên mầm non phải biết giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh để có thể xử lý vấn đề chính xác và nhanh chóng ví dụ như các bé bị té ngã hoặc đau ốm thì khi đó các cô giáo phải biết cách xử lý kịp thời: sơ cứu hoặc đưa đến trạm y tế, bệnh viện gần nhất,…để không làm nguy hại đến sức khỏe các bé. Với những bé hiếu động thì cần cô giáo phải điềm tĩnh, phải theo sát bé, không cho bé leo trèo, bắn súng hay nhảy nhót quá đà và đồng thời không được la mắng bé.

  • Chăm sóc trẻ em

Đây là việc không dễ dàng chút nào khi cô giáo mầm non phải đảm nhận rất nhiều công việc từ việc lo cho các bé từng bữa ăn, giấc ngủ, rồi việc tắm rửa đến dạy học cho bé, vừa chơi với bé mà vẫn phải trông chừng bé. Vì thế mỗi công việc đòi hỏi giáo viên phải có tác phong sư phạm cùng những kỹ năng sau:

Chuẩn bị thức ăn cho bé

Cô giáo phải thực hiện những việc sau: đi chợ chọn mua thực phẩm tươi sạch, phù hợp với độ tuổi của các bé và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sau đó là bước  nấu ăn rồi cho bé ăn, rửa mặt, rửa tay, chân cho bé.

Tắm cho bé

Có thể nói đây là bước công việc khá vất vả và tốn sức. Cô giáo sẽ tắm gội cho các em bằng dầu gội, sữa tắm dành riêng cho bé, có thể tập bé tắm một mình nhưng vẫn phải trông chừng bé vì phòng tắm rất trơn trượt. Đồng thời cũng phải chú ý đến khí hậu, khi trời nóng thì cho bé tắm nước lạnh còn trời lạnh thì sẽ cho bé tắm máy nước nóng. Sau khi bé tắm xong, chúng ta để bé tự lau khô người và mặc quần áo.

Dạy bé học

Các bé sẽ được cô giáo mầm non dạy về các nội dung như: chào hỏi, vẽ, làm thủ công, ca hát, đóng kịch, múa và còn có cả đọc chữ, làm quen với con số… và mỗi chủ đề sẽ là có những cách dạy khác nhau để phù hợp với các em. Đối với các bé còn quá nhỏ, bị bối rối vì khó tiếp thu tất cả bài giảng thì giáo viên cần động viên các em học và khuyến khích em nào chăm học, học giỏi sẽ có thưởng.

Bài viết chắc hẳn đã giúp bạn giải quyết được vấn đề sư phạm mầm non thi khối nào. Hi vọng cũng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm tự tin, bản lĩnh để chinh phục công việc mà mình yêu thích và tôi tin rằng khi bạn đã có sự chuẩn bị thật tốt về những điều kiện cần có để được theo học sư phạm mầm non thì bạn chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong đợi.

Categories: 0

Tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp như thế nào? 2 cách giúp bạn tra cứu nhanh chóng

Mô tả: Khi nộp thuế thu nhập cá nhân, bạn có thể tra cứu thông tin thuế đã nộp thông qua biên lai hoặc website, nhằm kiểm tra, rà soát và chỉnh sửa khi có sai sót.

Như đã biết, mỗi công dân Việt Nam khi đến tuổi lao động và có thu nhập, bắt buộc phải nộp những khoản thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người thắc mắc, sau khi đã nộp thuế thì có thể kiểm tra được số tiền đã nộp hay không, nhằm xem xét thuế đã nộp đúng và đủ hay chưa? Câu trả lời là có. Vậy cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp ra sao? Bạn đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết này nhé!

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là một khoản tiền được trích ra từ tiền lương, tiền từ nguồn thu khác mỗi tháng của những người đã có thu nhập để nộp vào ngân sách Nhà nước. Tùy vào nguồn thu nhập và mức kinh tế, mà mỗi người sẽ đóng một khoản thuế khác nhau.

Nộp thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân, không chỉ riêng người dân Việt Nam, mà ngay cả người dân nước ngoài cư trú và sinh sống tại đây. Mọi công dân phải nộp thuế đầy đủ và theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, các cơ quan kinh doanh cũng phải kê khai và nộp thuế đúng hạn cho Nhà nước.

Để có thể tra cứu thuế thuận tiện, mỗi người sẽ được cấp một mã số thuế riêng. Nhằm thống kê và lưu trữ lại tất cả các khoản thuế mà bạn đã nộp. Đồng thời hỗ trợ trong việc rà soát và sửa đổi khi xảy ra những sai sót trong quá trình nộp thuế.

Vì sao phải tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp?

Kiểm tra thuế thu nhập cá nhân giúp bạn biết được những khoản thuế mình đóng đã đầy đủ, chính xác hay chưa và có sai sót gì không. Trong một vài trường hợp, có thể xảy ra sơ sót và nhầm lẫn khi kê khai thuế, dẫn đến việc bạn có thể nộp dư hoặc thiếu.

Thế nên, hãy thường xuyên kiểm tra những khoản thuế thu nhập các nhân đã nộp. Giúp hạn chế những sai sót của người nộp thuế và những nhân viên kê khai thuế.

Tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp bằng cách nào?

Tra cứu thuế bằng hóa đơn, biên lai

Sau khi hoàn tất các thủ tục nộp thuế tại cơ quan, bạn sẽ được nhận một biên lai thu tiền từ chi cục thuế hoặc nhận trực tiếp từ người thu thuế. Thông qua biên lai, bạn có thể kiểm tra số tiền thuế mình đã nộp cũng như đối chiếu so sánh khi xảy ra những sai sót.

Tra cứu trên website

Nếu chẳng may, bạn làm mất biên lai thu thuế và không biết mình đã nộp bao nhiêu tiền cho thuế thu nhập cá nhân, bạn đừng quá lo lắng. Hiện nay, chỉ cần đăng nhập vào hệ thống trên website là bạn có thể tra cứu thuế một cách dễ dàng. Bạn thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào địa chỉ http://nhantokhai.gdt.gov.vn/

Bước 2: Bạn đang làm cho doanh nghiệp, thì bạn chọn mục Đăng nhập và nhập đầy đủ thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu do doanh nghiệp cung cấp. Tiếp theo chọn đối tượng là người nộp thuế.

Bước 3: Sau khi đã đăng nhập thành công, bạn chọn vào mục Kê khai trực tuyến để tiến hành lấy những thông tin trực tiếp từ các khoản thuế của mình. Bạn cần điền vào loại tờ khai bạn muốn tìm kiếm, trạng thái và thời gian muốn tra cứu là ngày tháng năm nào. Cuối cùng chọn tra cứu là hoàn tất.

Bước 4: Sau khi tra cứu, thông tin về những khoản thuế bạn đã nộp sẽ hiện lên. Bạn có thể kiểm tra số tiền thuế mình đã nộp là chính xác hay chưa. Nếu như chính xác bạn có thể thoát ra, nếu có sai sót bạn có thể in ra để xem xét và đối chiếu.

Bước 5: Nếu có những vấn đề khi nộp thuế, bạn có thể in tờ khai ra, ký tên và gửi đến cơ quan chi cục thuế để kiểm chứng.

Với những thông tin chia sẻ trên, bạn đã biết một số cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp cũng như việc tại sao cần tra cứu thuế thu nhập cá nhân. Thông qua đó, bạn có thể tìm cách tra cứu nhanh nhất để phục vụ cho công việc của mình.

Categories: 0

Mô Tả Công Việc Marketing

Một trong những công việc có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay là marketing. Có thể thấy, marketing ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình kinh doanh, phát triển của bất kỳ một công ty nào. Và đó là lý do vì sao có rất nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu và theo đuổi công việc này. Nếu bạn còn nhiều bỡ ngỡ về lĩnh vực marketing cũng như thắc mắc về những công việc của một marketer thì hãy cùng đọc bài viết dưới đây với chủ đề “Mô tả công việc Marketing” .

  1. Công việc của nhân viên Marketing

Vì đây là một bộ phận quan trọng trong công ty thế nên khối lượng công việc cũng khá nhiều. Nhân viên Marketing là người tiến hành thực hiện những kế hoạch do Giám đốc và Trưởng phòng Marketing đề ra và điều khiển các hoạt động nhằm tránh xảy ra sai xót và đưa kế hoạch diễn ra trơn tru. Họ sẽ là người đưa ra những chiến thuật sáng suốt, khôn ngoan, táo bạo,… nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh công ty.

Để đưa sản phẩm của công ty đến gần với khách hàng thì một bước công việc không thể thiếu đó là phải nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin và nắm bắt được nhu cầu, thói quen và xu hướng của người tiêu dùng.

Sau khi đã có được những thông tin cần thiết thì nhân viên marketing sẽ tiến hành thảo luận, làm việc nhóm đưa ra các đề xuất để xây dựng ý tưởng tốt nhất cho các chiến dịch marketing sáng tạo.

Đồng thời, một marketer còn hỗ trợ các hoạt động outbound/inbound marketing tùy theo lĩnh vực kinh doanh tại doanh nghiệp mà nhân viên này phải có chuyên môn phù hợp.

Chuẩn bị chu đáo cho các công việc phát triển và tối ưu nội dung, quảng cáo, lên kế hoạch sự kiện,…

Liên hệ với nhà cung cấp bên ngoài nhằm triển khai sự kiện và chiến dịch quảng cáo của công ty đã được chuẩn bị từ trước.

Phối hợp với những nhân viên marketing lên ý tưởng và làm việc với bộ phận khác để hiện thực hóa ý tưởng ấy, cũng như thể hiện trọn vẹn ý nghĩa mà đội ngũ marketing muốn truyền đạt nhằm gia tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Triển khai các sáng kiến, chiến lược marketing và sử dụng các kênh truyền thông như mạng xã hội, email, truyền hình,… một cách hợp lý để tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.

Hỗ trợ phân tích các dữ liệu marketing sau khi thực hiện một chiến dịch mới: phân tích kết quả chiến dịch, tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập… để rút kinh nghiệm và định hình chiến lược marketing trong tương lai.

Ngoài ra, một nhân viên marketing còn chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ độc lập được cấp trên phân công trong kế hoạch, dự án marketing, góp phần hoàn thành đúng tiến trình được giao và mang lại hiệu quả cho hoạt động marketing.

  • Những kỹ năng cần có của nhân viên Marketing

Để làm được những công việc luôn có sự thay đổi trong cách suy nghĩ đòi hỏi bạn phải có khả năng tư duy nhạy bén và sáng tạo để có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng marketing độc đáo,  khác biệt mang lại hiệu quả cho việc quảng bá sản phẩm của công ty.

Đây cũng là một công việc văn phòng nên yêu cầu bạn phải có khả năng làm việc với các phần mềm văn phòng như Word, Excel, Powerpoint… để phục vụ việc soạn thảo văn bản, làm báo cáo hay thuyết trình,…

Một kỹ năng cũng khá quan trọng đó là kỹ năng tiếng Anh. Bạn cần trang bị cho mình khả năng tiếng anh để có thể đọc hiểu tài liệu nước ngoài, hỗ trợ trong việc giao tiếp với cấp trên hoặc đối tác, hiểu những thuật ngữ chuyên ngành khi sử dụng các phần mềm theo dõi.

Phải là người ham học hỏi, luôn cập nhật những xu hướng mới nhất để bắt kịp với thị trường cũng như các đối thủ, tìm hiểu những công cụ mới nhất về chuyên môn Marketing để hỗ trợ tốt nhất cho công việc.

Thông qua những mô tả về công việc marketing và những kỹ năng cần có của một chuyên viên marketing, ắt hẳn bạn đã có những hình dung cơ bản cho mình về ngành marketing cũng như trang bị đầy đủ những kỹ năng cho mình. Hi vọng bạn sẽ theo đuổi niềm đam mê cũng như thành công trong lĩnh vực marketing bạn nhé!

Categories: 0